Cuốn sách chuyên khảo “Đối chiếu ngôn ngữ Hán – Việt: Lý luận và thực tiễn” tác giả TS. Ngô Thị Huệ do NXB Khoa học Xã hội xuất bản là tài liệu quý cho những ai đang tìm hiểu, nghiên cứu và yêu thích Ngôn ngữ học đối chiếu.
“Đối chiếu ngôn ngữ Hán – Việt: Lý luận và thực tiễn” là kết quả nghiên cứu từ sự góp ý, dẫn dắt của những chuyên gia Hán ngữ hàng đầu Việt Nam và Trung Quốc như GS.TS. Ngô Dũng Nghị, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh, PGS.TS. Phạm Tiên Cương, TS. Lê Thị Thùy, TS. Đoàn Thị Thu Hà, Lưu Doanh (Đại học Nông Nghiệp Vân Nam) Hầu Hướng Phong Dong (Thông tấn xã Việt Nam)… Đặc biệt cuốn sách là sản phẩm của sự dày công nghiên cứu, tìm kiếm và tận tụy với tri thức của TS. Ngô Thị Huệ.
Thông tin sách
Cuốn chuyên khảo chia làm hai phần:
Phần một là mô hình hệ thống đối chiếu ngôn ngữ Hán – Việt.
Bao gồm những vấn đề lý thuyết của ngôn ngữ học đối chiếu như cơ sở lý luận, lịch sử hình thành và phát triển, phương pháp nghiên cứu, các thao tác khi thực hiện nghiên cứu đối chiếu v.v… Các vấn đề về thực tiễn của đối chiếu ngôn ngữ Hán – Việt ở các phương diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Trong nội dung này, tác giả đã lựa chọn những hiện tượng ngôn ngữ điển hình để tiến hành đối chiếu. Mỗi nội dung nghiên cứu đều kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.
Phần hai là một số thành quả nghiên cứu đối chiếu Hán – Việt
Các nghiên cứu đã được đăng trên các tạp chí chuyên ngành uy tín ở trong và ngoài nước. Đây chính là những ví dụ sinh động về thực tiễn nghiên cứu đối chiếu Hán – Việt, đồng thời góp phần làm sáng tỏ những lý luận mà chúng tôi đã đề cập đến trong nội dung lý thuyết trước đó.
Trích lời của GS.TS. Ngô Dũng Nghị – Viện trưởng Viện Hán ngữ Đối ngoại trường Đại học Sư phạm Hoa Đông khi giới thiệu về cuốn chuyên khảo của TS. Ngô Thị Huệ:
“Như tôi được biết, mặc dù ở Trung Quốc đã có không ít lưu học sinh Việt Nam thử sức trong lĩnh vực so sánh đối chiếu giữa hai ngôn ngữ, nhưng nội dung nghiên cứu vẫn còn lẻ tẻ, chưa có hệ thống, đặc biệt là thiếu những khung nghiên cứu lý luận và thực tiễn cơ bản. Chuyên khảo “Đối chiếu ngôn ngữ Hán – Việt: lý luận và thực tiễn” của TS. Ngô Thị Huệ ra đời sẽ phần nào bù đắp được những thiếu hụt đó. Tác giả đã xây dựng được khung nghiên cứu đối chiếu lý luận và thực tiễn ngôn ngữ Hán – Việt, ngoài việc thảo luận cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đối chiếu, còn nghiên cứu đối chiếu tiếng Hán và tiếng Việt trên ba bình diện ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp, phân tích những điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng. Tác giả đã lựa chọn những hiện tượng ngôn ngữ điển hình trong hai ngôn ngữ để tiến hành phân tích đối chiếu, ví như hệ thống âm vị, phương thức cấu tạo từ, thành ngữ, trật tự từ trong câu (bao gồm trật tự của định ngữ và trạng ngữ), chức năng ngữ pháp của trật tự từ trong câu. Những kết quả này chắc chắn phải trải qua quá trình nghiên cứu nghiêm túc, công phu mới có được, trong đó có không ít những quan điểm và phát hiện của riêng tác giả, có những nội dung còn rất mới mẻ…”
Cuốn sách dày 266 trang, được viết công phu, biên tập cẩn thận, in ấn đẹp, giấy xốp nhập ngoại đẹp, trang nhã.
Cuốn sách này là tài liệu chuyên khảo không thể thiếu đối với người nghiên cứu Hán ngữ, đặc biệt là người nghiên cứu đối chiếu hai ngôn ngữ Hán- Việt. Đây là người bạn đồng hành đắc lực dành cho các giáo viên, giảng viên chuyên ngành tiếng Trung Quốc, các bạn sinh viên, nghiên cứu sinh, du học sinh đang viết luận văn.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.